Bây giờ thì Langford bắt đầu biến mất. Bộ sưu tập nhật ký thu âm của anh chỉ thêm được một băng cassette, trong đó có bốn mục nhập ngày tháng, tất cả thu âm tại Sài Gòn vào cùng tháng Tư ấy. Đây có lẽ là những dòng nhật ký cuối cùng của Langford … Tiếp tục đọc
Thế rồi Mike và tôi chạy lên Dinh Độc Lập, một lần nữa với chiếc Mustang, vốn nằm đường qua đêm, trước khách sạn Continental mà không hề bị mất. Lúc ấy vào khoảng mười một giờ ba mươi, mặt trời nóng như thiêu. Đường phố vốn đã rất yên tĩnh, mà bên ngoài Dinh … Tiếp tục đọc
Xế chiều hôm đó, Mike Langford, ông Ed và tôi lái chiếc Mustang chạy vòng qua chỗ tòa đại sứ Mỹ. Mike và tôi quây cảnh lúc mấy chiếc trực thăng Sikorsky và Sea Knight của TQLC Hoa Kỳ đang đáp xuống trong khuôn viên, kể cả trên nóc, chở đi các nhân viên sứ … Tiếp tục đọc
Câu chuyện này trích dịch từ trang 412 đến 420 cuốn Highways to a War của Christopher J. Koch. thân tri gần đây đã đăng trích dịch đoạn khác của cuốn sách, lấy tựa là Ký giả mất tích Mike Langford và Sài Gòn thập niên ’60, đề nghị quí bạn đọc nào chưa đọc … Tiếp tục đọc
Cả thôn hầu như hoàn toàn vắng vẻ, ngoại trừ hai cụ bà và vài đứa con nít. Những người khác đều biến mất. Đây là thôn VC, Trung nói. Đi cạnh Langford, ông chỉ tay lên lá cờ Mặt Trận Giải Phóng màu xanh đỏ, treo bằng khúc tre trên nóc một căn nhà. … Tiếp tục đọc
Giờ đây, vào lúc mặt trời lặn của ngày thứ ba, họ lội băng qua một ruộng lúa giống như mọi ruộng lúa khác, hướng về phía hàng cây giống như mọi hàng cây khác. Ở đó có một kênh dài dẫn nước tưới ruộng dài chừng ba trăm thước, che chắn bởi một dãy … Tiếp tục đọc
Sau gần ba ngày lội bì bõm họ vẫn chưa chạm trán với Việt Cộng lần nào. Ngày mai họ sẽ bắt đầu quay trở về tiền đồn, nhập lại với đám quân còn đóng ở đó. Langford bắt đầu nghi ngại e sẽ không có đụng độ với địch. Đại đội càn quét hai … Tiếp tục đọc
Langford lội nước sâu đến ống chân, dáng đi chầm chậm của một người đang lội qua giấc mơ. Bùn nhão kéo rì đôi giày bốt khiến có cảm tưởng như mang thêm chì dưới chân. Vào thời gian này của năm, hầu hết miền quê đều ngập nước, mưa như trút cả ngày. Langford … Tiếp tục đọc
PHẦN BỐN Ở tận dưới miệt Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), cái xứ của nước, Michael Langford được hạ sinh lần thứ hai. Dường như sự khải ngộ không đến với Langford chỉ trong một khoảnh khắc, mà qua một quá trình của từng bước. Langford lội và vấp ngã, giờ này qua giờ … Tiếp tục đọc
Langford nói anh trân quí tình bạn của bà, đồng thời cũng trân trọng sự giúp đỡ bà dành cho anh. Ắt hẳn anh đã nở nụ cười tươi rói vì bà ta gật đầu và nói : “Tốt, anh biết cách quyến rũ đấy, Michael. Tốt. Nhưng tôi vẫn muốn biết vì sao anh … Tiếp tục đọc
Họ ngồi trước một bàn tròn trải khăn đăng ten. Căn phòng to rộng, ít ngột ngạt như phòng kia, nhưng cái nóng vẫn nặng nề. Quạt giấy gấp lại để bên cạnh đĩa của mỗi người và cả hai đều phải dùng đến chúng. Ở đây đèn cầy lại còn nhiều hơn so với … Tiếp tục đọc
PHẦN BA NHẬT KÝ THU ÂM CỦA LANGFORD TAPE SỐ 5: 20 THÁNG NĂM, 1965 – Đêm qua tôi ăn tối tại nhà Madame Claudine Phan. Khi tôi gọi mới biết bà đang ngóng tin tôi. Donald Mills đã liên lạc trước với bà, và cho bà biết rằng tôi có mặt ở Sài Gòn. … Tiếp tục đọc
– Gã châm điếu thuốc, đưa mắt nhìn ra phía ngoài cửa. Mọi thứ là một hòa quyện tuyệt vời: tiếng nhạc Việt âm điệu chậm vẫn tiếp tục; sự trò chuyện lặng lẽ của mấy người chạy xích lô ở bàn bên cạnh; con mèo nằm trên ghế; cái tối đen bên ngoài cửa … Tiếp tục đọc
– Tôi cứ e là tôi sẽ không tìm lại được quán phở nhỏ mà theo tôi biết thì nó nằm đâu đó bên vệ đường, nơi QL 1 chạy về hướng Sài Gòn. Chúng tôi dừng lại định uống lẹ một cốc cà phê trước khi chạy tiếp vào thành phố, nhưng rồi ra … Tiếp tục đọc
PHẦN HAI NHẬT KÝ THU ÂM CỦA LANGFORD TAPE SỐ 4 : 12 THÁNG NĂM 1965 – Chiều nay Jim Feng và tôi suýt mất mạng. Tôi đâu ngờ mình lâm vào tình huống như thế này trong ngày thứ nhì của tôi ở đây. Quay trở lại Sài Gòn vào lúc bốn giờ chiều, … Tiếp tục đọc
Đêm nay trời tối đen và yên ắng. Vài ngọn đèn hắt thứ ánh sáng màu như màu đèn hồ cá lên lá của những bụi cây trồng trong chậu, và thoang thoảng trong không gian mùi hoa sứ. Một ít người Âu và người Mỹ đang thơ thẩn dạo bước, họ từ một coctail … Tiếp tục đọc
Giờ thì tất cả chúng tôi ai cũng khá say và vì vài lý do nào đó bar rượu đối với tôi bắt đầu trông có vẻ bất an nào đó. Sài Gòn cũng thế. Một barman đang nhìn chăm về phía chúng tôi. Gã có vẻ mặt Hoa lẫn Việt khó suy đoán đang … Tiếp tục đọc
GHI NHẬN CỦA HARVEY DRUMMOND Lạc hậu chưa đúng chính xác để diễn tả cái ấn tượng của tôi lần đầu khi mới gặp Langford : nhưng ấy là cái gì đó gần như vậy. Theo tôi nó liên quan đến thái độ của anh đối với cô bar girl. Nói về cái có tên … Tiếp tục đọc
Chiếc Big Budgie được sơn lại với hai màu xanh lơ và kem, mục đích để tỏ cho thiên hạ thấy rằng nó không còn là một xe nhà binh nữa. Theo Jim Feng sơn lại màu như vậy du kích VC trong thành phố sẽ tha mà không cài bom. Hay gã hy vọng … Tiếp tục đọc
Lời giới thiệu Bài đọc đăng nhiều kỳ này dịch từ chương ba của cuốn “Highways to a War” có tựa đề “The Delta,” tức Đồng Bằng Sông Cửu Long, của tác giả người Úc Christopher J. Koch. Tác phẩm được giải thưởng The Miles Franklin Award 1996. Chuyện kể về phóng viên chiến trường … Tiếp tục đọc