//
archives

Về Huế

This category contains 402 posts

Đại Nội mồng một Tết mù sương * Colnav Nguyen

Sáng mồng một Tết con rồng Giáp Thìn, tôi rảo bộ một vòng vào Đại Nội xem việc trùng tu các đền đài nay đã tiến triển đến đâu, kể từ lần viếng thăm sau cùng vào năm 2015. Nhờ được LHQ công nhận là di sản văn hóa của nhân loại cho toàn quần … Tiếp tục đọc

Góc ký họa : Cung An Định

Nằm bên bờ sông An Cựu (số 97 Phan Đình Phùng, TP.Huế, Thừa Thiên – Huế), cung An Định là đại diện trường phái kiến trúc Tân cổ điển (Néo – Classique) ở VN đầu thế kỷ 20. Năm 1902, vua Khải Định, khi ấy còn là Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo, đã … Tiếp tục đọc

Những người từ Tuyệt Tình Cốc . Tùy bút Thế Uyên

Mùa hè năm đó tôi quyết định ra Huế. Một phần vì suốt đời tôi đã nghe nói nhiều về thành phố này, bạn bè xuất xứ nơi đây cũng đông, một phần vì tình hình chính trị và tôn giáo miền Trung đang bắt đầu sôi động dữ dội, có thể tác động tới … Tiếp tục đọc

Thác Đỗ Quyên, Vườn Quốc gia Bạch Mã * Colnav Nguyen

Bạch Mã, theo lời của các bô lão địa phương, thuở xưa các tiên ông cưỡi ngựa trắng xuống đỉnh núi này để đánh cờ. Họ mải mê đánh để mặc cho ngựa đi rong đến khi cần đến chúng thì tìm không thấy. Mấy con bạch mã do đó bị bỏ lại ở đây … Tiếp tục đọc

Góc ký họa : Ga Huế

Nằm ở số 2 Bùi Thị Xuân, sát trung tâm TP.Huế (Thừa Thiên-Huế), ga Huế là một trong những ga tàu đẹp nhất và có tuổi đời lớn nhất ở VN (chỉ sau ga Hà Nội và ga Sài Gòn). Được người Pháp xây dựng và hoàn thành năm 1906, ga Huế lúc đó có tên là ga “Trường … Tiếp tục đọc

Một chiều trên phá Tam Giang * Colnav Nguyen

19.02.2024 Một trăm đô ở Mỹ, nhất là ở Bắc hoặc Nam California vào thời gian này bạn mua được gì? Khá lắm là đủ chi một chầu phở và cà phê cho bốn người. Nhưng .. Ở bên kia Thái Bình Dương, chừng đó tiền bạn thực hiện được một giấc mơ nhỏ: bao … Tiếp tục đọc

Mưa bay ngày Tết * Hồ Đình Nghiêm

O tròn như quả trứng gà. Không, o không tròn, o mỏng người ốm nhom. Ô thời đội mũ ơ thì thêm râu. O không có râu, dĩ nhiên. O không có mũ, o chỉ đội chiếc nón lá cũ chẳng đọc rõ bài thơ dấu che. O cắp cái bị lát lỏng lẻo, thứ … Tiếp tục đọc

Ly rượu mừng – Mi Sa

Giờ ra chơi, lớp trưởng thông báo với các bạn sau khi chuông reo bãi học nhớ nán lại 15 phút để bàn chuyện tất niên.Lớp học bỗng đưng nhốn nháo hẳn lên, cả bọn đứng ngồi không yên, tụm năm tụm ba xùm xì bàn tán, nói cười lao xao, không để ý đến … Tiếp tục đọc

Lãng đãng hồn xưa – Ngô Viết Trọng

Lãng Đãng Hồn Xưa kể chuyện về một ngôi chùa hoang phế khác cũng là chuyện thật xảy ra tại quê tôi ở xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế – NVT . Hồi ấy, những ngày nghỉ học tôi hay theo cha tôi vào rẫy để làm phụ một số việc vặt. Tôi thích … Tiếp tục đọc

Quảng Trị, đất đợi về * Dương Nghiễm Mậu

Mỗi lần trước khi trở lại miền Trung, điều tôi thường hỏi: ngoài đó bây giờ mưa hay nắng. Lần này cũng thế, người em tôi vừa từ Huế trở về sau hai mươi ngày công tác nói: trời đang nắng và thành phố đầy hoa phượng, hoa sen. Bây giờ ngoài đó mùa hè … Tiếp tục đọc

Quân nhạc nhà Nguyễn là nhạc gì ? Võ Hương An

Viết về tổ chức quân đội của Nhà Nguyễn, sử gia lão thành Trần Trọng Kim ghi rằng “Ở chỗ Kinh thành thì đặt ra thân binh, cấm binh, tinh binh. Lính thân binh mỗi vệ có 500 người và có 50 người tập quân nhạc.” (Việt Nam sử lược II, tr.173). Các người viết … Tiếp tục đọc

Ba người phụ nữ vinh danh ẩm thực Huế

Họ là : Trương Đăng Thị Bích, Hoàng Thị Kim Cúc, Hoàng Thị Như Huy Có thể nói, lịch sử phát triển của nghệ thuật ẩm thực Huế được viết nên bởi bàn tay tài hoa của nhiều thế hệ phụ nữ Huế.Những đại diện trong nền nghệ thuật đó là ba người phụ nữ … Tiếp tục đọc

Quốc Chúa và ngôi cổ tự trên đồi Hà Khê * Phan Du

(Trích từ: Mộng Kinh Sư, Phan Du, Cảo Thơm xuất bản, 1971) Linh Mụ tự, thuở đó, còn mang tên là Thiên Mụ tự, vào mùa đông năm Ất Hợi – ngày 16 tháng Mười âm lịch, tức ngày 22 tháng 11 năm 1695 – được Quốc Chúa chọn làm nơi lưu trú cho một … Tiếp tục đọc

Y sĩ và xác chết – Bs Trần Xuân Dũng

Đời của một người y sĩ luôn luôn bắt đầu bằng một xác chết. Các bác sĩ thuộc Trường  Y Khoa Đại Học Sài Gòn trong khoảng từ 1954 đến cuối thập niên 60’s, được học cơ thể học, bằng cách tập mổ xẻ trên những xác chết đã được ngâm formol, tại cơ thể học viện đường Trần Hoàng Quân. Phòng … Tiếp tục đọc

Sông Hương nước nhảy lên bờ * Hoàng Ngọc Tuấn

Bà ngoại gỡ cặp kính lão ra khỏi mắt, tay gấp lại cuốn truyện tàu “Nhạc Phi diễn nghĩa”. Mưa xối xả ngập cả vuờn, thỉnh thoảng gió thổi hắt vào nhà qua khung cửa sổ. Bà lo âu nhìn ra ngoài trời xám dầy đặc, đằng hắng một tiếng rồi gọi xuống nhà duới: … Tiếp tục đọc

Kim Long dưới thời Nhân Lộc hầu Nguyễn Phước Lan * Phan Du

(Trích từ: Mộng Kinh Sư, Phan Du, Cảo Thơm xuất bản, 1971) Thực vậy, khi Nhân Lộc hầu Nguyễn Phước Lan hay Công Thượng vương, tục gọi là Chúa Thượng kế vị Hy Tôn Hiếu Văn Hoàng đế – thọ bảy mươi ba tuổi, ở ngôi hai mươi năm – thì vùng Thuận Quảng đang … Tiếp tục đọc

Triều đình Huế và việc chụp ảnh * Võ Hương An

Kể từ khi Nguyễn Vương ban bố niên hiệu Gia Long vào năm 1802, chính thức lập ra triều Nguyễn, cho đến khi vua cuối cùng là Bảo Đại, thoái vị vào tháng 8 năm 1945, thì Nhà Nguyễn đã trị vì Việt Nam 143 năm, trải qua 13 đời vua, trong đó , các … Tiếp tục đọc

Mưa Huế, một sản phẩm du lịch

Ai đó đã nói rất đúng rằng, đến Huế mà chưa được thăm lăng tẩm Hoàng cung thì coi như chưa đến Huế. Tôi vẫn muốn nói thêm, đến Huế mà chưa được rong ruổi trên các con đường để tắm mình trong những cơn mưa rả rích, dìu dịu, lâm thâm… thì cũng coi … Tiếp tục đọc

Xây hồ bán nguyệt * Hàng Bè

Có cô em gởi cho nghe một bài hát vui. Trong khoảng không gian yên tĩnh nơi xứ người, vào những ngày xuân hoa vàng nở thắm khắp vườn, nghe được bài hát “Lối Về Xóm Nhỏ” do một anh Tây hát, thiệt là vui, làm mình chợt nhớ về quê cũ. Anh ni, miệng … Tiếp tục đọc

Bún bò chính hiệu là như rứa … Trần Đức Anh Sơn

Năm 2001 sang Bỉ công tác, tôi được một gia đình “Huế kiều” mời đến nhà ăn tối. Gia chủ nghĩ tôi xa nhà chắc thèm món Huế nên đãi tôi món bún bò giò heo. Khi món ăn được dọn ra, tôi hơi ngạc nhiên vì trên tô bún chỉ có vài ngọn rau … Tiếp tục đọc

Thư viện