//
you're reading...
Biên Khảo, góp nhặt cát đá, Khoa Học Huyền Bí

Quẻ Dịch : Cách lập và giải đoán (3) – Nguyên Lạc

 

 

Phần II. BÓI QUẺ DCH

 

CÁC PHUƠNG PHÁP LP QUDCH

Người xưa biết hai cách bói: bói bằng mu (mai) rùa gọi là bốc, bói bằng cỏ thi gọi là phệ.

Cách bói phệ, dùng bát quái mà đóan, giản dị hơn cách bói bốc : Vì hình nét nứt trên mu/yếm rùa đã không có hạn, lại khó biện giải, còn những quẻ và hào trong phép bói bằng cỏ thi đã có hạn, lại nữa dưới mỗi quẻ, mỗi hào có lời đóan sẵn, khi bói gặp quẻ nào, hào nào, cứ theo lời đóan sẳn đó mà suy luận, công việc dễ dàng hơn nhiều. Vì vậy mà phép bói đó mới đầu gọi là dị: dễ dàng. Ngày nay, để đơn giản hơn nữa, người ta dùng 3 đồng tiền, xúc sắc, bài cào …gieo lấy quẻ.

Muốn lập được quẻ, ta phải lập được 6 hào trước. Sau khi có được 6 hào, sắp các hào này theo thứ tự từ dưới ngược lên trên, ta sẽ lập được một quẻ bói Dich.

CÁCH LẬP HÀO

Cách lp bng cthi

Cỏ thi (tiếng khoa học gọi là Achillea sbirica), một thứ cây nhỏ cao khỏang một thước như cây cúc, có hoa trắng hoặc hồng nhạt, mọc ở Trung quốc. Dùng 50 cọng cỏ thi, mỗi cọng dài khoảng 8-10 inch ( khoảng 25-30 cm) (Nếu không có cỏ thi, ta có thể thay thế bằng đũa tre vuốt nhỏ lại).

⦁ Vật bói: Kinh Dịch, 50 cọng cỏ thi (hoặc 50 cọng đũa tre), giấy bút.

⦁ Để cho tiện, ta quy ước các ngón bàn tay trái : ngón trỏ (1), ngón giữa (2), ngón áp út (3) và ngón út (4)

⦁ Cần thao tác 3 lần mới được một hào, nghĩa là 18 lần mới được một quẻ bói Dịch

1. Cách lp hào sơ (hào 1)

Ln 1:

— Trả 1 que bói (thẻ bói) lại vào hộp (hộp đựng các que bói), chỉ dùng 49 que bói thôi. Que nầy tượng trưng cho Thái Cực (Observer: Người quan sát)

— Giữ bó 49 que bói ở tay trái, suy nghĩ về câu hỏi được đặt ra. Nhắm mắt lại, luôn nghĩ về câu hỏi trong đầu, dùng tay phải nắm lấy bất thần một mớ que bói từ bó 49 que ở tay trái, rồi tách ra . Lúc này ta được 2 mớ que bói: mớ tay trái và mớ tay phải. Đặt  mỗi mớ vào một khay:

. Khay A: mớ tay trái ( tượng trưng cho Thiên)

. Khay B: mớ tay phải( tượng trưng cho Địa)

— Lấy một que ở mớ khay B kẹp vào kẽ ngón 3 và ngón 4 bàn tay trái (que nầy tượng trưng cho Nhân)

— Tay phải tách mớ A thành từng đợt 4 que (tượng trưng cho 4 mùa) sao cho số que dư còn lại là = < 4 (ít hơn hoặc bằng 4) Lấy số que dư đó kẹp vào kẽ ngón 2 và ngón 3 bàn tay trái.

— Tay phải tách mớ B thành từng đợt 4 que giống như trên (sao cho số que dư còn lại là = < 4 ), rồi lấy số que dư đó kẹp vào kẽ ngón 1 và ngón 2 bàn tay trái.

Tổng số các que trên bàn tay trái là 5 hoac 9. Để số que này qua một bên. Đó là kết quả lần 1.

Ln 2:

Nhập số que còn lại ở A và B thành một bó. Bó que này có 44 hoặc 40 que (Do 49 que trừ đi tổng số các que dư trên bàn tay trái lần 1). Chia bất thần bó này thành hai mớ A và B, lấy một que ở mớ khay B kẹp vào kẽ ngón 3 và ngón 4 bàn tay trái (giống như trên), rồi tiếp tục thao tác các giai đoạn tách từng đợt 4 que như ở lần 1. Tổng số các que dư trên bàn tay trái sau đó sẽ là 8 hoặc 4. Để số que 8 hoặc 4 này qua một bên: bên cạnh số que 5 hoặc 9 của lần 1.

Đó là kết quả lần 2.

Ln 3:

Nhập số que còn lại ở A và B thành một bó. Bó que này có thể là 32 hoặc 36 hoặc 40 que (Do 44 que và 40 que trừ đi tổng số các que dư trên bàn tay trái lần 2 là 4 hoặc 8) Chia bất thần bó này thành hai mớ A và B… (giống như trên), rồi tiếp tục thao tác các giai đoạn tách từng đợt 4 que như ở lần 1. Tổng số các que dư trên bàn tay trái sau đó sẽ là 8 hoặc 4.

Để số que 8 hoặc 4 này qua một bên: bên cạnh số que của lần 2.

Đó là kết quả lần 3.

Cộng 3 kết quả trên, ta được một hào. Dựa vào bảng bói, ta biết nó là hào gì!

  BNG BÓI

6 lão âm (đng) -X-

7 thiếu dương (tĩnh) ___                 5 và 4 có trị số là 3

8 thiếu âm (tĩnh) _ _                        9 và 8 có trị số là 2

9 lão dương (đng) -O-

5 và 4 có trị số là 3, 9 và 8 có trị số là 2

Thí dụ: Lần 1 được 5 que, lần 2 được 8 que, lần 3 đuợc 4 que. Vi 5 kể là 3, 8 kể là 2, 4 kể là 3, nên tổng số 3 lần: 5+8+4 phải được kể là: 3+2+3 = 8

Vậy hào mới lập, dựa vào bảng bói, là hào Thiếu âm (tĩnh):  _ _

2/ Cách lp hào nhị (hào 2)

Gom lại đủ 49 que bói, thao tác y hệt như trên, sau 3 lần ta sẽ được một tổng số có thể là 6, 7, 8, hoac 9, rồi căn cứ vào bảng bói, ta sẽ biết nó là hào gì!

Các hào 3, 4, 5, 6 cũng lập y như vậy! Tóm lại mất 18 lần thao tác, ta có được 6 hào. Sắp các hào này theo thứ tự từ dưới ngược lên trên, ta lập được một quẻ bói Dịch.

(Xem thêm cách thứ 2 ở phần ghi chú cuối bài)\

 

Cách lp bng gieo 3 đng tin

Người xưa bói quẻ dùng cỏ thi phải thông qua 3 lần diễn, 18 biến mới lập được một quẻ.

Phương pháp bói đó không chỉ phức tạp, lãng phí thời gian, mà còn khó nắm bắt.

Ngày nay không dùng cách bói đó nữa, mà dùng cách gieo ba đồng tiền vào lòng một cái bát. Nó đơn giản hơn!

Trước khi lập quẻ phải chuẩn bị ba đồng tiền giống nhau. Tốt nhất nên dùng đồng tiền “Càn Long thông bảo”, bởi vì mặt chính diện của nó là chữ “Càn”.

Đồng Càn Long thông bảo được đúc bằng đồng, hình tròn và có lỗ vuông ở chính giữa. Một mặt ghi bốn chữ “Càn Long thông bảo” bằng chữ Hán, mặt còn lại có họa tiết ký hiệu riêng của đồng tiền. Nếu không có đồng Càn Long ta có thể dùng đồng quarter (25 cent US nếu bạn sống ở Mỹ) Ta quy định:

– mặt có chữ Càn Long thông bảo (hoặc đầu hình của đồng quarter US) là mặt ngửa: dương (H: Head),

– mặt còn lại có họa tiết (mặt ghi năm của đồng quarter US) là mặt sấp: âm (T: Tail)

Trước khi bắt đầu gieo quẻ ta cần chuẩn bị sẵn giấy bút ghi rõ năm tháng, ngày giờ gieo quẻ, và 1 cái bát (đĩa) sạch để ta gieo 3 đồng tiền đó xuống.

1/ Bước thứ nht là khi qu.

Xem quẻ coi trọng “tâm thành thì linh ứng” nên trước khi gieo quẻ phải thật tĩnh tâm, nhẩm đọc việc mình muốn hỏi. Sau khi niệm xong, thì có thể bỏ ba đồng tiền vào trong lòng bàn tay lắc qua lắc lại, sau đó gieo cả 3 đồng tiền xuống đĩa, rồi quan sát mặt úp ngửa của đồng tiền. Lúc này có thể xuất hiện 4 tình huống như sau:

— 1 đồng sấp (H H T : dương dương âm) là hào thiếu dương (tĩnh) ___

— 2 đồng sấp (H T T : dương âm âm) là hào thiếu âm (tĩnh) _ _

— 3 đồng đều sấp (T T T : âm âm âm) là hào lão âm (động) -X-

— 3 đồng đều ngửa (H H H : dương dương dương) là hào lão dương (động) -O-

Đây là lần gieo thứ 1, ta được hào 1 ( âm hoặc dương, tĩnh hoặc động)

Gieo tổng cộng 6 lần như vậy, ta sẽ được 6 hào.

 

2/ Bước thứ hai là vẻ hào.

Hãy nhớ quy tắc đã nói ở trên là “Vật cực tất phản” (sự vật phát triển tới đỉnh điểm thì sẽ phản ngược trở lại): Lão dương là dương cực biến âm, Lão âm là âm cực biến dương.

Nghĩa là: Lão dương -O- biến thành âm _ _ và Lão âm -X- biến thành dương ___

Khi vẻ hào cần phải bắt đầu từ hào sơ tới hào thượng, tức là theo trật tự từ dưới ngược lên trên.. Chồng các hào theo thứ tự từ dưới lên thì lập được quẻ Dịch. Quẻ chủ (Quẻ gốc) sau khi biến hóa thì gọi là Quẻ biến.

 

Cách lp bng gieo xúc sc

Như đã biết ở trên, số (vị trí) lẻ (1, 3, 5) là dương và số (vị trí) chẵn (2, 4, 6) là âm

Với phương pháp này ta dùng 3 con xúc sắc. Chỉ quan tâm đến chẵn lẻ.

Khi đã tập trung ý niệm xong ta lắc đều 3 con xúc sắc, vừa lắc vừa tập trung ý niệm về việc hỏi, sau đó gieo cả 3 xuống đĩa. Nếu:

– lẻ nhiều hơn: hào thiếu dương (tĩnh) ___

– chẵn nhiều hơn: hào thiếu âm (tĩnh) _ _

– cả 3 con đều là chẵn: hào lão âm (động) -X-

– cả 3 con đều là lẻ: hào lão dương (động) -O-

Đây là lần gieo thứ nhất, ta được một hào (hào 1).

Gieo thêm 5 lần nữa, ta được thêm 5 hào (2—.>. 6) Tổng số 6 hào này sẽ lập đuợc quẻ

Trong các cách lập quẻ Dịch, cách dùng 50 que cỏ thi (50 que tre) phức tạp và mất thời gian nhất. Tuy nhiên, nó tạo cảm ứng tốt nhất!

 

  1. CÁCH VẼ HÀO – LẬP QUẺ BÓI

Hãy nhớ quy tắc đã nói ở trên là “Vt cc tt phn” (sự vật phát triển tới đỉnh điểm thì sẽ phản ngược trở lại): Lão dương là dương cực biến âm, Lão âm là âm cực biến dương.

Nghĩa là: Lão dương -O- biến thành âm _ _ và Lão âm -X- biến thành dương ___

Khi vẽ hào, cần phải bắt đầu từ hào sơ tới hào thượng, tức là theo trật tự từ dưới ngược lên trên. Vẽ các hào theo thứ tự này thì lập được quẻ Dịch.

Thí dụ: Lần đầu bạn được một hào âm tĩnh, lần thứ nhì được một hào dương tĩnh, lần thứ ba được một hào âm tĩnh, lần thứ tư, thứ năm, thứ sáu đều được những hào dương tĩnh, thì khi vạch xong các nét, bạn được quẻ Thiên Thủy Tụng dưới đây:

 

1

quẻ Thiên Thủy Tụng

 

Quẻ này là một quẻ tĩnh, vì không có hào nào động cả.

Nếu lần gieo thứ năm, bạn được hào dương động, thì cũng vẫn là quẻ Thiên thủy Tụng, nhưng có hào 5 động, quẻ Tụng này động. Động thì biến: Dương động thì biến thành âm, ngược lại nếu âm động thì biến thành dương.

Đây là dương động, vậy hào 5 biến thành âm, và bạn được quẻ biến như sau: Quẻ đó là quẻ Hỏa Thủy Vị Tế. Như vậy là quẻ Thiên Thủy Tụng biến ra quẻ Hỏa Thủy Vị Tế.

 

2

quẻ Thiên Thủy Tụng biến ra quẻ Hỏa Thủy Vị Tế

 

Nếu gieo ln thứ nht, bn đựơc hào âm đng. Cũng vn là quẻ Thiên Thy Tng, nhưng có hào 1 đng. Hào 1 là âm đng sẽ biến thành dương, và thành quẻ biến như sau:

 

3

quẻ Thiên Trạch Lí

 

Quẻ đó là quẻ Thiên Trạch Lí. Như vậy là quẻ Thiên Thủy Tụng biến ra quẻ

Thiên Trạch Lí.

Quẻ chủ (Quẻ gốc) sau khi biến hóa thì gọi là Quẻ biến.

  ĐỒ BIU 64 QU

4

 

Khi biết đuc Ni quái và Ngoi quái, căn cứ vào Đồ Biu 64 Quẻ trên (và ở phần I), ta sẽ xác đnh được tên gi và số ca quẻ đã lp!

                                                                                 Nguyên L
………………

Tham Khảo:

Nguyn Hiến Lê, Ngô Tt T, Wu Wei, Richard Wilhelm, Kiu Xuân Dũng, Đông A Sáng, Internet, Facebook…

(Nguồn : phudoanlagi.blogspot.com)

 

Xem lại kỳ trước :

Quẻ Dịch : Cách lập và giải đoán (1)

Quẻ Dịch : Cách lập và giải đoán (2)

 

 

 

 

 

Advertisement

Thảo luận

Không có bình luận

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Thư viện

%d người thích bài này: