//
you're reading...
NHÓM HUẾ, Tùy Bút

Màu quan san và màu đỏ của mùa thu – Tôn Thất Tài

 

 

Mùa thu trên khắp thế giới quả là thật đẹp và quyến rủ. Ở các công viên của các nước trên thế giới người ta thường chọn những loại cây thân mộc phù hợp với thổ nhưỡng , khí hậu và có lá chuyển màu khi mùa thay đổi nhất là mùa thu. VN cũng có những khung cảnh mùa thu lãng mạn không kém như mùa thu Đà Lạt mùa thu Đại Nội Húê v.v… Do khí hậu nước ta vào vùng Ôn Đới + Nhiệt Đới nên các loài kỳ hoa dị mộc không được nhiều như ở Châu Âu ,Mỹ hoặc Nhật Bản. Nhìn những cảnh mùa thu nước khác mà nhớ mùa thu nước mình.

Trong các bức hình về mùa thu trên thế giới thì mình nhận ra loài cây trồng nhiều nhất và ấn tượng nhất cho mùa thu đó là cây Phong. Lá cây Phong hình như chuyển qua hai màu khi mùa thu đến.

Màu thứ nhất: Đó là màu Quan San.

Màu này không có trong hệ màu của hội họa mà đó là màu của thơ ca.

Người lên ngựa kẻ chia bào.
Rừng Phong thu đã nhuốm màu quan san.

Đây là cảnh mà Đại Thi Hào Nguyễn Du tả lại cảnh Thúc Sinh chia tay Thúy Kiều ( sau khi đã chuộc Nàng ra khỏi lầu xanh ) để về gặp vợ là Hoạn Thư với mong muốn xin cho Thúy Kiều làm thiếp.

Thúc Sinh lên ngựa Thúy Kiều bịn rịn buông áo
Thúc Sinh ( chia bào )
Rừng cây Phong đã bị mùa thu nhuộm màu Quan San

Một màu sắc èo ọt u buồn khó tả như trong một chiều tà hoang vắng. Vậy ta tạm hiểu màu Quan San là màu vàng úa của lá Phong , màu của sự chia ly tiển biệt giữa hai người tình tri kỷ. Mùa thu thường được dùng trong thơ ca âm nhạc và cả văn học để chỉ về những hoài niệm vui buồn trong quá khứ hay những cảnh chia tay đầy luyến nhớ. Trong âm nhạc những bài về chủ đề mùa thu đều mang lại âm hưởng buồn man mác và diệu vợi.

Màu thứ hai: Đó là màu đỏ thắm.

Đọc qua bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế đời Đường có hai câu:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang Phong như hỏa đối sầu miên…

Đây là cảnh thuyền thi sỹ Trương Kế đậu ở bến Cô Tô ngoài chùa Hàn Sơn vào nữa đêm :

Trăng lặng quạ kêu sương đầy trời.
Cây Phong bên kia bờ sông và ngọn lửa chài bên này bờ sông chìm trong giấc ngủ buồn.

Vậy thì cây Phong bây giờ lá đã chuyển thành màu đỏ như ngọn lửa dân chài cùng đối diện nhau và cùng chìm trong giấc ngủ sầu. Thật vậy cây Phong đã có hai màu lá như trong các bức hình mà anh Khoa đã chuyển tiếp cùng các bạn trong Nhóm Húê. Đến đây mình muốn cung cấp cùng các bạn trong Nhóm Húê về mùa thu Đại Nội Húê như để gây một chút hương nhớ về Húê với các bạn đang ở phương trời xa. Trong Đại Nội Húê và ở công viên Tứ Tượng sau lưng đài phát thanh Húê có trồng một loài cây thân mộc rất quý hiếm đó là cây Ngô Đồng. Cây này được trồng từ đời Vua Minh Mạng và rất quý nên đã được lưu hình khi đúc một trong cửu đỉnh hiện còn trong Đại Nội Húê. Cây Ngô Đồng cũng là loại cây báo hiệu mùa thu và có lá cũng chuyển màu khi thu sang.

Ngô Đồng nhất diệp lạc.
Thiên hạ cộng tri thu

Một lá Ngô Đồng rụng mọi người đều biết mùa thu đã về.
Vào mùa thu trong Đại Nội cây Ngô Đồng rụng lá và hoa trổ lên màu đỏ thắm nhưng không buồn và ảm đạm như màu quan san của cây Phong.

Nhà thơ Bích Khê có hai câu :

Ô hay buồn vươn cây ngô đồng
Vàng rơi vàng rơi thu mênh mông.

Lá vàng ngô đồng rời tạo một mùa thu buồn mênh mông và xa vắng với những kỷ niệm thủơ nào. Hay nhà thơ Tôn Thất Phú Sỹ có bài tứ tuyệt :

Chiều kinh thành lãng đãng khói hương
Nắng lây lất vàng hoe chiều Thương Bạc.
Cây ngô đồng đứng dầm dãi gió sương.
Đã thế kỷ che mưa trời bóng mát.

Đó chính là mùa thu Đại Nội Húê kéo từ nắng vàng hoe trên Thương Bạc lãng đãng qua Hoàng Thành và vào sân chầu Đại Nội với hàng cây Ngô Đồng che mưa nắng hằng thế kỷ.

Ngô Đồng là một loại gổ quý đặc biệt để chế tạo các loại đàn do tính không có giãn với thời gian và loại gổ xốp có tần số cộng hưởng với biên độ lớn từ trầm đến bổng phù hợp với các âm thanh trong ngũ cung nên thời xưa Vua Phục Hy đã chọn đoạn giữa thân Ngô Đồng xử lý ngâm nước rồi sấy khô gọi vương cầm thời bấy giờ là Lưu Tử Kỳ chế tác đàn để bắt chước Cung Đàn Dao Trì trên Thượng giới. Về sau chỉ có được một người nghe được tiếng đàn của Tử Kỳ đó là Bá Nha. Khi Bá Nha chết thì Tử Kỳ đập cây đàn bằng gổ Ngô Đồng và thề sẽ không bao giờ đàn nữa. Hai ông đã tạo nên tình bạn vừa Tri Âm vừa Tri Kỷ và lưu truyền tình nghĩa đó cho đến ngày nay.

Tôn Thất Tài
Sài Gòn, Tháng Mười, 2016

Advertisement

Thảo luận

16 bình luận về “Màu quan san và màu đỏ của mùa thu – Tôn Thất Tài

  1. Những nhận xét và bình luận về màu sắc mùa thu của Tài thật sâu sắc. Thầy dạy môn Lý Hóa mà sao văn chương nhuần nhuyễn như ri !

    Thích

    Posted by NguyenMinhNguyet | Tháng Mười Một 15, 2016, 9:06 sáng
  2. Thưa Bác, tôi nghĩ làm gì có cái màu tên là “màu quan san.” Theo trong trí nhớ dần dần phai tàn của tôi, thì quan san được dùng để chỉ cửa ải, trên núi, chốn xa xôi hẻo lánh, chữ san là đọc trại từ chữ sơn có nghĩa là núi, còn chữ quan có nghĩa là cửa ải. Lá phong vào mùa thu đổi màu làm nhuộm màu sắc ở cửa ải vốn là chỗ rừng núi chỉ toàn màu cây lá. Cây phong (maple) nếu phân loại theo màu một cách giản dị thì có ba màu, vàng, cam và đỏ. Có lẽ người ta chú ý đến cây phong lá đỏ nhiều hơn, hay ở trên núi cao xa xôi, cây phong đỏ mọc nhiều hơn, nên khi dùng chữ “màu quan san,” người ta thường nghĩ màu đỏ của lá phong. Nếu một người bình thường ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, tthích lội bộ trong rừng, như tôi, chưa hề biết đến chữ “màu quan san”, nếu nói đến màu của rừng phong trên núi tôi sẽ nghĩ đến một cảnh rừng nhiều màu sắc, đậm nhạt từ màu xanh đến vàng cam và đỏ. Và đặc biệt là màu đỏ.

    Nhưng lâu ngày, nếu chúng ta dùng chữ màu quan san để chỉ màu lá phong đỏ thì coi như làm giàu thêm tiếng Việt. Nếu có sai thì, so what? Phải không Bác?

    Vài lời mạo muội, trò chuyện cho vui. Xin Bác đừng chấp.

    Đã thích bởi 1 người

    Posted by Bà Tám | Tháng Mười 1, 2019, 4:46 sáng

Trackbacks/Pingbacks

  1. Pingback: 100 bài được đọc nhiều nhất trên Thân Tri trong năm 2017 | thân tri - Tháng Chín 28, 2019

  2. Pingback: 30 bài đọc nhiều nhất trong tháng 9.2019 | thân tri - Tháng Mười 1, 2019

  3. Pingback: 30 bài đọc nhiều nhất trong tháng 10.2019 | thân tri - Tháng Mười Một 1, 2019

  4. Pingback: 30 bài đọc nhiều nhất trong tháng 11.2019 | thân tri - Tháng Mười Hai 1, 2019

  5. Pingback: 100 bài đọc nhiều nhất năm 2019 | thân tri - Tháng Một 1, 2020

  6. Pingback: 30 bài đọc nhiều nhất trong tháng 1.2020 | thân tri - Tháng Hai 1, 2020

  7. Pingback: 30 bài đọc nhiều nhất trong tháng 3.2020 | thân tri - Tháng Tư 1, 2020

  8. Pingback: 30 bài đọc nhiều nhất trong tháng 4.2020 | thân tri - Tháng Năm 1, 2020

  9. Pingback: 30 bài đọc nhiều nhất trong tháng 5.2020 | thân tri - Tháng Sáu 1, 2020

  10. Pingback: 30 bài đọc nhiều nhất trong tháng 6.2020 | thân tri - Tháng Bảy 1, 2020

  11. Pingback: 30 bài đọc nhiều nhất trong tháng 8.2020 | thân tri - Tháng Chín 1, 2020

  12. Pingback: 30 bài đọc nhiều nhất trong tháng 8.2021 | thân tri - Tháng Chín 1, 2021

  13. Pingback: 30 bài đọc nhiều nhất trong tháng 9.2021 | thân tri - Tháng Mười 1, 2021

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Thư viện

%d người thích bài này: