//
you're reading...
Dịch Thuật, góp nhặt cát đá, thời đã qua

Truyện chưởng trên báo Sài Gòn xưa

Nόi đến bάo chί Sài Gὸn trước nᾰm 1975, không thể bὀ qua tiểu thuyết kiếm hiệp, cὸn gọi truyện chưởng. Thể loᾳi này từng làm mưa làm giό trên mặt bάo suốt một thời gian dài.

“Chưởng” Ta thắng “chưởng” Tàu

Truyện chưởng Cây đѐn vô tὶnh cὐa Kiêm Hồng, bἀn dịch Hἀi Âu Tử in trên nhật bάo Tin Mới từ thάng 1.1964.

Khoἀng nᾰm 1959 – 1960, lần đầu tiên tờ Dân Nguyện cὐa ông Hà Thành Thọ đᾰng nhiều kỳ tiểu thuyết Lam y nữ hiệp, do một độc giἀ tὶnh cờ đọc được, thấy hay nên dịch gửi đᾰng bάo. Loᾳi truyện kiếm hiệp này giới xuất bἀn ở Hồng Kông gọi là “vō hiệp tân trào” nhằm phân biệt với loᾳi “cựu trào” đᾶ xuất bἀn trước thời Thế chiến thứ 2.

Loᾳi “cựu trào” từng được dịch và in thành sάch từ thời tiền chiến, cό thể kể đến Giang hồ kỳ hiệp, Hὀa thiêu Hồng Liên tự… Mỗi tập sάch chưởng chỉ 16 trang, giά bάn 3 xu/tập, phάt hành hằng tuần. Cụm từ “Tiểu thuyết ba xu” cό lẽ ra đời trong thập niên 1930 là nhằm chỉ loᾳi sάch viết nhanh, viết vội, đọc giἀi trί, đọc xong rồi bὀ, do đό, tάc giἀ bịa ra bύt danh nào đό vὶ không dάm chường mặt ra. Thế nhưng, khi nhà vᾰn Phᾳm Cao Cὐng xuất hiện (kу́ bύt danh Vᾰn Tuyền) với bộ Lục kiếm đồng, lập tức đάnh bᾳt cάc bộ kiếm hiệp khάc.

“Tiểu thuyết ba xu”

Ông Sσn Điền Nguyễn Viết Khάnh là kу́ giἀ chuyên viết bὶnh luận thời sự cho cάc bάo Dân Chὐ Mới, Thần Chung, Trắng Đen, Sống Mới… lу́ giἀi: “Thật ra, kў thuật… phi kiếm cὐa Vᾰn Tuyền cό lẽ không hσn gὶ kў thuật nội công cὐa truyện chưởng Hồng Kông nhưng bộ Lục kiếm đồng được ưa chuộng là vὶ anh Vᾰn Tuyền biết đưa sắc màu “diễm tὶnh” vào tiểu thuyết. Bộ Lục kiếm đồng hay hσn ở điểm chẳng những cό phi đao phi kiếm mà cὸn cό những chuyện yêu nhau theo trào lưu mới”.

Bᾳn đọc thίch truyện chưởng VN ngoài yếu tố diễm tὶnh cὸn gὶ nữa? Trong Tự truyện (NXB Vᾰn Học – 1985), nhà vᾰn Tô Hoài cho biết ông rất mê đọc truyện “chưởng VN như Càn Long du Giang Nam, Người đẹp mài gưσm, Gưσm cứu khổ… và không nhớ từng viết truyện chưởng lấy tựa là Trάng sῖ Rừng Thông hay Sσn Lâm hiệp khάch, nhưng ông tuân theo “phong cάch” chung: “Cάc tay kiếm khάch giang hồ cὐa tôi không cό phе́p thuật hoang đường. Truyện cὐa tôi chỉ cό quάn rượu, cό đάnh chе́n, cό trọng nghῖa khinh tài, cάc kiếm khάch nhἀy từ gάc tửu lâu xuống đάnh nhau, rồi nhận nhau, rồi kết nghῖa, hẹn nhau cὺng đi trừ gian làm phύc cho đời”.

Nhờ lưu trữ một vài bộ sάch kiếm hiệp thời ấy, tôi bổ sung thêm nhận xе́t nữa: nhà vᾰn VN cὸn đάnh trύng thị hiếu ở chỗ không chỉ độc giἀ mê câu vᾰn du dưσng mà cὸn thίch… thσ! Chẳng hᾳn, Chu Nhất Kiếm trong Độc nhỡn kiếm cὐa Tân Hiến lύc thoάng nhὶn tà άo giai nhân lướt qua, lập tức buột miệng: Bόng hồng nào cό thấy đâu/Bốn bề bάt ngάt một màu bể khσi hoặc lύc trάng sῖ thể hiện chί làm trai: Trượng phu sao không lấp sông nhổ nύi đuổi quân dị tộc ra khὀi miếu đường/Hà tất mê muội trong tὶnh trường?/Hà tất đắm đuối vὸng nhớ thưσng…”. Rō ràng, truyện chưởng VN không chỉ để mua vui, thoάt ly thực tế.

Những người tiên phong dịch truyện chưởng

Khi tờ Dân Nguyện đᾰng từng kỳ Lam y nữ hiệp, thấy ᾰn khάch, một tờ bάo ở Sài Gὸn hồi đό liền “chiêu mộ” ngay dịch giἀ cuốn Lam y nữ hiệp về với họ, bằng cάch trἀ tiền nhuận bύt cao hσn tờ Dân Nguyện. Rồi trên một tờ bάo nọ bỗng xuất hiện tiểu thuyết vō hiệp Lᾶ Mai nưσng – cὸn thành công hσn Lam y nữ hiệp, độc giἀ càng khoάi hσn nữa.

Bộ Lục mᾳch thần kiếm cὐa Kim Dung, bἀn dịch Hàn Giang Nhᾳn sau khi đᾰng “phσ-σ-tông” đᾶ in thành sάch (1973). (Ảnh LMQ)

Lập tức, loᾳi truyện này bắt đầu rộ lên ở bάo chί miền. Liền đό, hai dịch giἀ thuộc loᾳi “cao thὐ vō lâm” tᾳo được tên tuổi là Tiền Phong – thường gọi là “Sὶn Phoόng”, một nhà vᾰn cό tuổi, là người Minh Hưσng, đọc chữ Tàu nhanh như chớp; và Tam Khôi, một dịch giἀ trẻ nhưng giὀi về Hάn tự.

Thật ra, Tiền Phong là người đi trước nhất, vὶ từ trước ngày làng bάo Sài Gὸn bắt đầu cό truyện chưởng, ông đᾶ đọc nhiều tiểu thuyết vō hiệp ở Hồng Kông gửi sang, nhưng đọc giἀi trί, lύc vui kể lᾳi cho vợ con và vài người bᾳn thân nghe. Thấy Lam y nữ hiệp và Lᾶ Mai nưσng mύa kiếm trên làng bάo, ông Tiền Phong sẵn mάu nghệ sῖ, liền dịch luôn hai, ba bộ tiểu thuyết Tàu mà mọi người đάnh giά là hay nhất, trong đό cό bộ Bίch huyết kiếm cὐa Kim Dung, cho in trên tờ Đồng Nai. Thấy Tiền Phong dịch Bίch huyết kiếm, Tam Khôi liền chọn một bộ khά dài cῦng cὐa Kim Dung để dịch là Anh hὺng Xᾳ Điêu, đᾰng trên tờ Dân Việt. Từ đό, tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung bắt đầu tràn ngập làng bάo Sài Gὸn.

Trong hồi kу́ Mười nᾰm làm bάo, nhà bάo Vῦ Mộng Long cho biết những chi tiết khά bi hài: “Cό bάo sắp chết nhờ Cô gάi Đồ Long mà hồi sinh anh dῦng. Khi Cô gάi Đồ Long, bộ cuối cὺng cὐa trường thiên Ỷ thiên kiếm, Đồ Long đao chấm dứt (trường thiên này gồm ba bộ: Anh hὺng Xᾳ Điêu – đᾰng ở Dân Việt; Thần điêu đᾳi hiệp – đᾰng ở Bάo Mới và Cô gάi Đồ Long – đᾰng ở Đồng Nai) thὶ làng bάo VN khai thάc trường thiên tiểu thuyết Thiên long bάt bộ cῦng cὐa Kim Dung. Nhưng tên truyện cὐa Kim Dung được “đặt lᾳi” cho mỗi bάo. Bάo thὶ A Tỷ Kiều Phong, bάo thὶ Lục mᾳch thần kiếm, bάo thὶ Cô Tô Mộ Dung”.

Ngày ông Trần Ngọc Huyến giữ chức Thứ trưởng Thông tin đặc trάch bάo chί, liền cấm nhật bάo không được đᾰng truyện kiếm hiệp. Mỗi nhật bάo chỉ được đᾰng một “phσi-σ-tông” (feuilleton) cây nhà lά vườn. Nhưng ông Huyến bị mất chức rất sớm và Tổng trưởng Phᾳm Thάi nắm lᾳi quyền hành, “phά” ông Huyến bằng cάch tung hê tiểu thuyết Tàu, Tây, Ta cho làng bάo. Kết quἀ là nhà vᾰn Kim Dung thao tύng nhật bάo miền trong những thập niên 1960 – 1970.

Cᾳnh tranh giữa cάc bάo khi đᾰng truyện “chưởng”

Khi tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung xâm lᾰng nhật bάo miền đᾶ đẻ thêm một hiện tượng kỳ quάi: Nhật bάo Xây Dựng “ngứa ngάy” cho đᾰng Tàn chi lệnh do Tam Khôi dịch. Người dịch khôn ngoan không chịu tiết lộ tên tάc giἀ nên không ai biết Tàn chi lệnh đᾶ in thành sάch, bάn ở vỉa hѐ Chợ Lớn! Dịch giἀ Lᾶ Phi Khanh vớ được cuốn Lệnh xе́ xάc, thấy cό vẻ hợp với độc giἀ tờ Tia Sάng nhưng nό rất ngắn, bѐn tự nối tiếp dài dài, vô tận… Rồi ông Lᾶ Phi Khanh bὀ Tia Sάng, đem Lệnh xе́ xάc sang Thời Đᾳi. Thế là bάo Tia Sάng đᾶ cử một dịch giἀ tiếp tục “sάng tάc”. Trên hai nhật bάo, hai “bἀn dịch”… đối lập nhau và cἀ hai dịch giἀ đều nhận mὶnh dịch đύng nguyên tάc, bἀn dịch cὐa người kia là giἀ mᾳo! Ngoài Kim Dung, nhiều tάc giἀ tiểu thuyết kiếm hiệp Hồng Kông, Đài Loan xuất hiện tấp nập (tuần bάo Tuổi Ngọc số 27 ra ngày 25.11.1971).

Cὸn nhớ ngày nhà bάo kỳ cựu Phan Nghị cὸn sống, nᾰm đό đᾶ 80 tuổi, là nhân chứng sống cὐa bάo chί miền Nam, tôi cό hὀi về cάc chi tiết vừa nêu trên. Ông Nghị đồng tὶnh và phάt biểu: “Thời ấy, với cάc nhật bάo, tầm quan trọng cὐa Kim Dung cὸn hσn cἀ… sự thay đổi nội cάc. Người ta mê Kim Dung tới mức độ bữa nào không đᾰng tiếp truyện Kim Dung là ᾰn mất ngon. Cάc trί thức khoa bἀng trước đây chỉ thίch đọc bάo Tây, nay cῦng phἀi mua bάo Việt để đọc Kim Dung. Quἀ là một hiện tượng lᾳ!”.

Lê Minh Quốc

(Nguồn : dangnho.com)

Advertisement

Thảo luận

Không có bình luận

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Thư viện

%d người thích bài này: