//
you're reading...
Chính Trị, COVID-19, góp nhặt cát đá, Thời Sự, Thiên Hạ Sự, về Lịch Sử

Làn sóng đòi xét lại quá khứ thực dân lan rộng ở Anh sau vụ George Floyd

 

 

 

 

1

Cuộc biểu tình đòi gỡ tượng Cecil Rhodes ( cao nhất ở giữa) tại trường Oriel College – Oxford, Anh, ngày 09/06/2020. REUTERS – HANNAH MCKAY

 

Làn sóng phẫn nộ sau cái chết của George Floyd ở bên Mỹ đã làm dấy lên các cuộc tranh luận ở Vương Quốc Anh về những biểu tượng quá khứ thực dân Anh. Tối hôm qua, 09.06.2020, một cuộc tập hợp đã diễn ra tại Đại học Oxford đòi dỡ bỏ bức tượng Cecil Rhodes, một nhà thực dân Anh nổi tiếng của thế kỷ 19.

Thông tín viên Muriel Delcroix tại Luân Đôn (London) tường trình :

« Hãy dỡ nó đi », hàng nghìn người, tối thứ Ba đã kéo đến đòi hạ  bức tượng Cecil Rhodes trang trí mặt tiền của trường Đại học Oxford. Mọi người đều cho rằng doanh nhân từng vét cạn của cải trong các mỏ kim cương ở Nam Phi hồi thế kỷ 19 đó là đại diện cho sự thống trị của người da trắng và hình ảnh của ông ta không phù hợp với những giá trị chống phân biệt chủng tộc của trường Oxford ở năm 2020. Cách đây 5 năm, các sinh viên của trường đã kêu gọi dẹp bức tượng này đi nhưng không thành.

 

(thân tri sưu tầm)

 

Sự phẫn nộ được trỗi dậy từ cái chết của George Floyd đã làm thay đổi tình hình. Sau vụ hạ tượng một nhà buôn nô lệ ở Bristol hôm Chủ nhật, nhiều lời kêu gọi liên tiếp được đưa ra trong nước nhằm dọn sạch khỏi các thành phố của nước Anh những gương mặt biểu tượng của quá khứ đế quốc thực dân.

Tại Edimbourf và Cardiff, những người đấu tranh được sự ủng hộ của các dân biểu trong việc đòi đưa các bức tượng của những nhân vật thực dân nổi tiếng vào viện bảo tàng.  

Tại Luân Đôn, trong khu phố Docklands, bức tượng của một chủ nô lệ cũng vừa bị tháo dỡ. Tiếp theo sẽ đến lượt nhiều bức tượng khác nữa vì đô trưởng Luân Đôn, Sadiq Khan vừa mới chỉ định một ủy ban chịu trách nhiệm rà soát lại các tên phố và các bức tượng tôn vinh những nhân vật lịch sử gây tranh cãi.  

(Nguồn : rfi.fr/vi)

 

 

Phần đọc thêm do thân tri sưu tầm

2Cecil Rhodes, thành viên Hội đồng Cơ mật Hoàng gia Anh, tiến sĩ Luật Dân sự, (5 tháng 7 năm 1853 – 26 tháng 3 năm 1902)[1] là một doanh nhân, chính trị gia, trùm khai mỏ Nam Phi sinh tại Anh. Ông đã lập nên Công ty kim cương De Beers, ngày nay chiếm đến 40% thị trường kim cương thô toàn cầu và từng có thời kỳ đóng góp đến 90% lượng kim cương thô buôn bán trên thế giới. Là người có niềm tin mãnh liệt vào chủ nghĩa đế quốc Anh, ông đã thành lập nên vùng lãnh thổ Rhodesia ở nam châu Phi, vùng đất được đặt theo tên ông năm 1895. Năm 1964, Rhodesia Bắc trở thành một bang độc lập của Zambia và Rhodesia Nam từ đó được biết đến là Rhodesia. Năm 1980, Rhodesia, trên thực tế đã độc lập từ 1965, trở thành một quốc gia độc lập được công nhận quốc tế và đổi tên thành Zimbabwe. Đại học Rhodes của Nam Phi cũng được đặt tên theo ông. Bên cạnh đó, một quỹ học bổng mang tên Rhodes cũng được đóng góp tài chính từ tài sản của Rhodes.

Nhà sử học Richard A. McFarlane đã gọi Rhodes là “một người góp công không thể thiếu trong lịch sử huy hoàng của Anh và nam Phi châu cũng như George Washington hay Abraham Lincoln trong những thời kỳ tương ứng của lịch sử nước Mỹ… Phần lớn lịch sử Nam Phi bao trùm trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 19 là những đóng góp lịch sử của Cecil Rhodes.

(Nguồn : Wikipedia)

 

 

 

 

 

Advertisement

Thảo luận

Không có bình luận

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Thư viện

%d người thích bài này: