//
you're reading...
Ẩm Thực, English, góp nhặt cát đá, Sức Khỏe

Ăn chay có thể bị nguy cơ đột quỵ cao hơn – Vegetarians might have higher risk of stroke

 

 

 

 

3

(Getty Images)

 

Một nghiên cứu cho thấy người ăn chay và thuần chay có tỷ lệ mắc bệnh tim thấp hơn và nguy cơ đột quỵ cao hơn người ăn thịt.

Theo nghiên cứu này, thì cứ trong 1000 người ăn chay hoặc thuần chay, số trường hợp mắc bệnh tim ít hơn 10 người, và số người bị đột quỵ cao hơn 3 người, so với người ăn thịt.

Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Y học Anh, đã xem xét 48.000 người trong vòng 18 năm.

Tuy nhiên nghiên cứu không thể chứng minh là việc bị đột quỵ là vì chế độ ăn uống hay tùy thuộc vào những khía cạnh khác của đời sống.

Các chuyên gia về chế độ ăn uống nói bất kể chế độ ăn kiêng của mọi người, ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau là điều tốt nhất cho sức khỏe.

Nghiên cứu cho thấy gì thêm?

Nghiên cứu này phân tích dữ liệu từ EPIC-Oxford, một dự án nghiên cứu dài hạn lớn về chế độ ăn uống và sức khỏe.

Một nửa số người tham gia, được tuyển dụng từ năm 1993 đến 2001, là những người ăn thịt, chỉ hơn 16.000 người trong số họ ăn chay thuần chay, với 7.500 người nói họ ăn cá.

Người tham gia được hỏi về chế độ ăn uống khi họ tham gia nghiên cứu và một lần nữa vào năm 2010. Lịch sử y tế, hút thuốc và hoạt động thể chất cũng được tính đến.

Tổng cộng, có 2.820 trường hợp mắc bệnh tim mạch vành (CHD) và 1.072 trường hợp đột quỵ – bao gồm 300 cơn đột quỵ xuất huyết, xảy ra khi một mạch máu yếu bị vỡ và chảy máu vào não.

Người ăn cá được phát hiện có nguy cơ mắc CHD thấp hơn 13% so với người ăn thịt, trong khi những người ăn chay và ăn thuần chay có nguy cơ CHD thấp hơn 22%.

Nhưng những người có hệ thống chỉ ăn thực vật có nguy cơ đột quỵ cao hơn 20%. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này có thể được liên kết với mức vitamin B12 thấp nhưng cho biết cần nhiều nghiên cứu hơn để điều tra sự liên quan của tình trạng thiếu B12 với sức khỏe.

Cũng có thể tỷ lệ đột quỵ cao này không liên quan gì đến chế độ ăn uống của mọi người mà phản ánh những khác biệt khác trong cuộc sống của những người không ăn thịt.

Vậy nghiên cứu này có cho thấy ăn chay hay thuần chay không tốt cho sức khỏe?

Tiến sĩ Frankie Phillips, từ Hiệp hội Dinh dưỡng Anh nói là không – bởi vì đây là một nghiên cứu quan sát.

“Giới nghiên cứu xem xét những gì mọi người đã ăn và theo dõi họ trong nhiều năm, vì vậy đây là một sự liên kết, không phải là phân tích nhân quả”, bà nói.

“Thông điệp chung, đối với tất cả mọi người là, một chế độ ăn uống có kế hoạch là điều tốt, và nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau.

 

4

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES Image caption Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau là điều quan trọng, không phải tối nào cũng chỉ có thịt và khoai tây. (Getty Images)

 

“Người ăn thịt không nhất thiết có một chế độ ăn đa dạng, vì họ có thể sống bằng thịt và khoai tây cho bữa tối mỗi tối mà không có bất kỳ loại rau nào.”

Thói quen ăn uống của những người này đã có thay đổi từ khi nghiên cứu này bắt đầu?

Các nhà nghiên cứu đã quay lại tiếp xúc với những người tham gia vào năm 2010 để hỏi lại họ về chế độ ăn uống bây giờ của họ.

Nhưng Tiến sĩ Phillips nói rằng chế độ ăn chay và ăn thuần chay chắc chắc là đã thay đổi.

“Đây là dữ liệu được thu thập từ một vài thập niên trước,” bà nói.

“Có thể là chế độ ăn chay điển hình ngày nay rất khác với chế độ ăn chay hoặc ăn thuần chay của 20 hoặc 30 năm trước.

“Hàng loạt thực phẩm tiện lợi cho việc ăn chay và thuần chay đã ồ ạt ra đời. Ăn chay giờ đây phổ biến hơn xưa rất nhiều. ”

Và chúng ta biết nhiều hơn về những rủi ro sức khỏe liên quan đến việc ăn quá nhiều thịt chế biến và thịt đỏ, có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư ruột…

Vậy chúng ta phải ăn gì?

Hướng dẫn Ăn Lành mạnh của NHS nhấn mạnh sự cân bằng của các loại thực phẩm chúng ta cần, bất kể chúng ta theo chế độ ăn uống nào:

  • Ăn ít nhất năm phần trái cây và rau quả mỗi ngày.
  • Nhưng bữa ăn nên được dựng xoay các thực phẩm giàu tinh bột có chất xơ như khoai tây, bánh mì, gạo hoặc mì ống.
  • Đừng quên chất đạm – từ thịt nạc, cá, hải sản, đậu, đậu phụ hoặc các loại hạt không ướp muối.
  • Bao gồm các sản phẩm sữa hay thay thế sữa.
  • Thực phẩm giàu chất béo, đường hoặc muối nên được ăn ít thường xuyên hơn và với số lượng nhỏ.

Nhưng người ăn chay và ăn thuần chay cũng cần phải đặc biệt để ý sao cho thức ăn của mình có đủ một số chất dinh dưỡng cụ thể.

Chẳng hạn, người ăn thịt, sữa và cá thường có đủ sinh tố B12, cần thiết cho máu và hệ thần kinh khỏe mạnh.

Trong khi đó, người ăn thuần chay có thể bị thiếu hụt sinh tố B12, mặc dù B12 cũng có trong các thực phẩm như ngũ cốc ăn sáng tăng cường và dịch chiết nấm men.

Sắt cũng không dễ được hấp thụ từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật, vì vậy người chọn không ăn thịt cần phải đảm bảo chúng bao gồm các loại thực phẩm như bánh mì và bột mì, trái cây sấy khô và đậu.

Và tháng trước đã có một cuộc kêu gọi những người ăn chay nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo họ tiêu thụ đủ những chất dinh dưỡng khác, được gọi là choline, quan trọng đối với sức khỏe của não.

(Nguồn : bbc.com)

 

~*~*~*~*~*~*~

 

Vegetarians might have higher risk of stroke than meat eaters, study says

 

5

(Shutterstock)

 

By Nina Avramova, CNN
Non-meat diets have soared in popularity with many people ditching beef, pork and chicken in pursuit of health and environmental benefits and concerns about animal welfare.

However, a new study suggests that vegetarians and vegans may be at a higher risk of stroke than their meat-eating counterparts — although those who don’t eat meat have a lower chance of coronary heart disease, according to the new paper, published in the medical journal the BMJ on Wednesday.

“It does seem that the lower risk of coronary heart diseases does exceed the higher risk of stroke, if we look at the absolute numbers,” said lead researcher Tammy Tong, a nutritional epidemiologist at the Nuffield Department of Population Health at the University of Oxford.

This is the first study to look at the risk of stroke in vegetarians, said Tong. The research found that vegetarians and vegans had a 20% higher risk of stroke than meat-eaters, particularly hemorrhagic stroke — caused when blood from an artery begins to bleed into the brain. This translates to 3 more cases of stroke per 1,000 people over 10 years.

The exact reasons for this higher risk found in vegetarians are not clear, said Tong. It is possible that this is due to “very low cholesterol levels or very low levels of some nutrients,” she said.

“There is some evidence which suggests that very low cholesterol levels might be associated with a slightly higher risk of hemorrhagic stroke,” she said. Similarly, other research points to deficiencies of some nutrients, like vitamin B12, may be linked to a higher risk of stroke, said Tong.

Still, some researchers were skeptical of the stroke finding.

The research shows that people who cut out meat from their diet are significantly healthier than meat eaters, Dr. Malcolm Finlay, consultant cardiologist at Barts Heart Centre, Queen Mary University of London, told the Science Media Center.

But he said the study put “too much weight on a complex statistical method to try and correct for the fact that the vegetarians were very much healthier than meat eaters.”

“While this method can say the risk of stroke isn’t as low as one might expect it to be in vegetarians considering how much healthier they are in general compared to meat-eaters, their overall risk of a major life-changing cardiovascular event happening still appears much lower,” said Finlay, who was not involved in the study.

No significantly higher rate of stroke for pescetarians

Tong’s research team followed more than 48,000 people in UK with an average age of 45, who were grouped into meat eaters (24,428), pescetarians (7,506), and vegetarians, including vegans (16,254). Participants were tracked on average for 18 years and during the study period there were were 2,820 cases of coronary heart disease and 1,072 cases of stroke.

The study calculations took into account influential factors, such as smoking or physical activity.

People following a pescetarian diet did not have a significantly higher rate of stroke, the study found.

This could be because fish-eaters’ cholesterol levels are not as low as the vegetarians’, explained Tong. They are also unlikely to be vitamin B12 deficient, “because you can get some B12 from fish and other animal products that they do eat,” she said.

Whereas “vegetarians and vegans have very low consumption of animal products, the only way they can get B12 is from either supplements or fortified foods,” she added.

Vegetarians have lower risk of heart disease

Vegetarians (including vegans) were found to have a 22% lower risk of coronary heart disease than meat eaters by the research team. This equates to 10 fewer cases of coronary heart disease among vegetarians than in meat-eaters per 1,000 people over 10 years.

Pescetarians had a 13% lower risk of coronary heart disease than meat-eaters, shows the study.

The researchers suggest that this finding could be due to vegans, vegetarians and pescatarians having a lower BMI and lower rates of high blood pressure, high blood cholesterol and diabetes.

Heart disease is more common than hemorrhagic stroke, meaning vegetarians had better overall cardiovascular health outcomes despite a higher stroke risk, Stephen Burgess, group leader at the MRC Biostatistics Unit at the University of Cambridge, told the Science Media Center.

“While the differences observed were small in magnitude, this study suggests that taking up a vegetarian diet may not be universally beneficial for all health outcomes,” said Burgess, who was not involved in the study.

“When considering cardiovascular health, switching to a vegetarian diet should not be seen as an end in itself, but should be considered alongside additional dietary and lifestyle changes.”

More research needed

In an editorial that also published in BMJ, professors Mark Lawrence and Sarah McNaughton from Deakin University in Australia wrote that the results may not apply to all vegetarians globally.

“Participants were all from the United Kingdom where dietary patterns and other lifestyle behaviors are likely to differ from those prevalent in low and middle income countries, where most of the world’s vegetarians live,” wrote Lawrence and McNaughton, who were not involved in the study.

Tracy Parker, senior dietitian at the British Heart Foundation, said the study provided further evidence that plant-based foods can lower risk the of heart disease.

“However, it also found that vegetarians, including vegans, are at a higher risk of stroke than meat eaters – potentially due to lack of certain nutrients,” she said in an email. She also was not involved in the research.

“Whilst this is an interesting finding, this study is observational and doesn’t provide us with enough evidence, so more research in this area would be needed.”

The study authors also noted that further research was needed and said that the findings were based on a largely white European population.

“Additional studies in other large scale cohorts with a high proportion of non-meat eaters are needed to confirm the generalizability of these results and assess their relevance for clinical practice and public health,” Tong said.

 

(Sources : cnn.com)

 

 

 

Advertisement

Thảo luận

Không có bình luận

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Thư viện

%d người thích bài này: