Nobel kinh tế 2015 trao cho Giáo sư người Anh Angus Deaton
Chuyên gia người Anh, Angus Deaton, 69 tuổi, được trao Nobel Kinh tế 2015. (Hình: Reuters/Maja Suslin)
Sau Jean Tirol người Pháp năm 2014, đến phiên chuyên gia người Anh, Angus Deaton đoạt giải thưởng Nobel Kinh tế 2015. Vị giáo sư Đại học Princeton, New Jersey Hoa Kỳ có công phân tích về sự tiêu thụ của con người nhất là người nghèo, theo thông báo của Ủy ban Nobel vào hôm nay 12/10. Kinh tế là giải cuối cùng của mùa Nobel 2015.
Tác giả công trình « nghiên cứu về tiêu thụ, nghèo khó và hạnh phúc » đã được Ủy ban Nobel Kinh tế Thụy Điển chọn trao giải thưởng 2015 .
Theo nhận định của Ủy ban Nobel, « để soạn thảo một chính sách kinh tế giúp cho người dân được hạnh phúc và thoát nghèo thì điều trước tiên là phải hiểu cách tiêu xài của từng cá nhân. Hơn ai hết, Angus Deaton đã cải thiện được kiến thức này ».
Ủy ban bình luận tiếp : Khi nhìn ra mối liên hệ nhân quả giữa sự lựa chọn của cá nhân và hậu quả tập thể, công trình nghiên cứu của Angus Deaton đã góp phần làm biến đổi lãnh vực kinh tế vi mô, vĩ mô và phát triển kinh tế.
Giáo sư Angus Deaton đặt ra ba câu hỏi then chốt : Người tiêu dùng phân chia các khoản chi phí như thế nào ? Trong một xã hội, phần nào tiết kiệm phần nào tiêu thụ ? Cuối cùng là làm cách nào định lượng được mức độ hạnh phúc cá nhân con người ?
Các câu hỏi này thúc đẩy phân tích xa hơn nữa để tìm hiểu mối « tương quan giữa thu nhập và số lượng năng lượng tiêu thụ, tình trạng phân biệt giới tính trong gia đình… trong vấn đề tiêu thụ.
Sinh quán tại Scotland, giáo sư Angus Deaton đang giảng dạy tại đại học Princeton Hoa Kỳ.
**********
Nhạc rock Trung Quốc : Nạn nhân của chính sách bài “Phương Tây”

Một buổi trình diễn nhạc rock trong Festival MIDI Music, công viên Haidian, Bắc Kinh, 01/05/2015. (Hình: Reuters/Grace Liang)
Một khía cạnh văn hóa cho đến giờ ít ai để ý tới đó là tại Trung Quốc, giới nhạc rock, niềm đam mê của giới sinh viên trong nước, đang trở thành nạn nhân của chính sách “bài phương Tây” do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xướng, nhất là ngay tại thủ đô.
“Bắc Kinh đập vỡ các sàn diễn” là nhận định đầu tiên, và cũng là tựa đề bài viết của tờ báo Pháp Libération. Tờ báo cho rằng năm 2015 là một năm đen đủi của nền nhạc rock Trung Quốc. Từ đầu năm đến nay, nhiều tụ điểm nhạc rock đã bị đóng cửa, chí ít 4 trong tổng số 15 chương trình biểu diễn bị hủy…. dưới nhiều cớ khác nhau, như san lấp mặt bằng xây cao ốc, có ma túy, khó khăn kinh tế hay bị cảnh sát sách nhiễu.
Tờ báo lấy ví dụ như điểm chơi nhạc XP theo dòng post-punk của nhóm Maybe Mars tại Mỹ đã đóng cửa. Michael Pettis, chủ nhân câu lạc bộ thì giải thích là ông cho đóng cửa để mở phòng tranh ảnh như mơ ước từ lâu. Nhưng trên thực tế, việc đóng cửa câu lạc bộ này xảy ra, ngay sau khi một đoàn cảnh sát đến làm việc trong khi đang có buổi trình diễn của một ban nhạc rock Nhật Bản.
Mùa xuân rồi còn tệ hại hơn: hai chương trình liên hoan nhạc rock lớn hồi tháng 5/2015 của hai ban nhạc lớn nhất tại Trung Quốc Strawberry và Midi cũng đã bị hủy do không có được giấy phép tổ chức cần thiết, trong khi những năm trước đều được phép. Libération nhắc rõ chỉ riêng hai ban nhạc này họ đã có thể thu hút đến hơn 200.000 khán giả ngay tại Bắc Kinh.
Nhạc rock Trung Quốc giờ không chỉ nổi danh trong nước, với thành phần hâm mộ chính là giới sinh viên, mà cũng bắt đầu gây được sự chú ý của nhiều hãng quốc tế lớn như Tuborg, Intel.
Bởi vì nhạc rock đến từ phương Tây
Từ những nhận định chung đó, Libération cho rằng giới tổ chức các chương trình biểu diễn âm nhạc (livehouse) và các liên hoan tại Bắc Kinh hiện nằm trong vô số các nạn nhân của chính sách chỉnh đốn ý thức hệ do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng kể từ khi lên cầm quyền năm 2012.
Chủ tịch Trung Quốc công khai quan điểm bài “tư tưởng và văn hóa phương Tây” đương nhiên trong đó có nhạc rock. Trong bài diễn văn hồi tháng 10 năm 2014, Chủ tịch Tập quy định là giới nghệ sĩ phải chuyển tải các “giá trị xã hội chủ nghĩa” và không nên phổ biến “sự hôi hám của đồng tiền”.
Theo Bộ Văn hóa, giới nghệ sĩ cũng không nên “khêu gợi tính tục tĩu, bạo lực, tội ác hay đe dọa xã hội”. Chính là căn cứ vào quy định này, các nhà kiểm duyệt hồi tháng 8/2015 đã công bố danh sách 120 bản nhạc bị cấm hát. Những ai không tuân lệnh, dám lên chương trình cho những bản nhạc này trong các mục giải trí Trung Quốc hay Đài Loan cho dù đó là một chương trình lớn, đều có nguy cơ bị “trừng phạt nghiêm khắc”. Một điểm mới nữa là, Bắc Kinh sở hữu cả một đạo quân “cảnh sát tin học”, chuyên trách truy lùng những nội dung được cho là “bất chính” trên những trang mạng lớn như Alibaba hay Tencent.
Bài viết cho rằng, trong một xã hội theo kiểu Orwell, nơi mà việc khóa chặt tự do ngôn luận và các án phạt nặng nề đạt con số kỷ lục, thì chẳng có gì phải lấy làm ngạc nhiên là các quan chức địa phương luôn có xu hướng càng lấy ít rủi ro chừng nào càng tốt chừng nấy. Theo giải thích của ông Pierre-Alexandre Blanc, một nhà tổ chức đại nhạc hội tại Bắc Kinh “Cảnh sát khu vực chẳng được lợi ích gì khi cho phép tổ chức một buổi biểu diễn nhạc rock (…). Lúc nào cũng có thể xảy ra vấn đề hay tai nạn trong việc tổ chức và nếu như vậy mọi trách nhiệm lại rơi lên đầu anh ta”.
Ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma thì không được diễn
Bắc Kinh cũng là khu trung tâm quyền lực, do đó các quan chức khu vực còn phải chịu nhiều áp lực hơn nữa và chính vì thế họ còn nghiêm khắc hơn. Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn nhìn các vụ tụ tập công chúng dưới một con mắt ngờ vực.
Không chỉ có đối với các ban nhạc trong nước, các ban nhạc nước ngoài muốn đến lưu diễn tại Trung Quốc cũng phải chịu sự kiểm soát gắt gao của Bắc Kinh. Tờ báo nhắc lại vụ hủy chuyến lưu diễn tại Bắc Kinh và Thượng Hải của ban nhạc Bon Jovi dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 9/2015, chỉ vì một lý do thật ngớ ngẩn đó là ca sĩ nhạc rock FM đã từng chiếu hình ảnh đức Đạt Lai Lạt Ma trong một chương trình biểu diễn tại Đài Loan cách đây 5 năm. Nhưng đối với chính quyền Trung Quốc, đó là một trọng tội.
Bắc Kinh cho rằng mọi “hành động ủng hộ” cho Tây Tạng đều “gây nguy hiểm cho sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”. Không những chính quyền xem xét kỹ lai lịch, nguồn gốc và hành động của các nhóm nhạc nước ngoài, mà còn kiểm duyệt rất kỹ lời hát. Nhiều nhà tổ chức đại nhạc hội nước ngoài chuyên nghiệp xác nhận với Libération rằng trước đấy việc thông qua lời hát chỉ là thủ tục. Giờ đây, các lời hát được xoi mói từng câu từng chữ, vô hình chung kéo dài thời gian cho thủ tục xin phép.
(Nguồn RFI)
From: Tống Mai
Oc 13, 2015
Những người đoạt giải Nobel Kinh Tế theo nobelprize.org:
2015
Angus Deaton
”For his analysis of consumption, poverty and welfare.”
2014
Jean Tirole
”For his analysis of market power and regulation.”
2013
Eugene F. Fama, Lars Peter Hansen and Robert J. Shiller
”For their empirical analysis of asset prices.”
2012
Alvin E. Roth and Lloyd S. Shapley
”For the theory of stable allocations and the practice of market design.”
2011
Thomas J. Sargent and Christopher A. Sims
”For their empirical research on cause and effect in the macroeconomy.”
2010
Peter A. Diamond, Dale T. Mortensen and Christopher A. Pissarides
”For their analysis of markets with search frictions.”
2009
Elinor Ostrom
”For her analysis of economic governance, especially the commons.”
Oliver E. Williamson
”For his analysis of economic governance, especially the boundaries of the firm.”
2008
Paul Krugman
”For his analysis of trade patterns and location of economic activity.”
2007
Leonid Hurwicz, Eric S. Maskin and Roger B. Myerson
”For having laid the foundations of mechanism design theory.”
2006
Edmund S. Phelps
”For his analysis of intertemporal trade-offs in macroeconomic policy.”
2005
Robert J. Aumann and Thomas C. Schelling
”For having enhanced our understanding of conflict and cooperation through game-theory analysis.”
2004
Finn E. Kydland and Edward C. Prescott
”For their contributions to dynamic macroeconomics: the time consistency of economic policy and the driving forces behind business cycles.”
2003
Robert F. Engle III
”For methods of analyzing economic time series with time-varying volatility (ARCH).”
Clive W. J. Granger
”For methods of analyzing economic time series with common trends (co-integration).”
2002
Daniel Kahneman
”For having integrated insights from psychological research into economic science, especially concerning human judgment and decision making under uncertainty.”
Vernon L. Smith
”For having established laboratory experiments as a tool in empirical economic analysis, especially in the study of alternative market mechanisms.”
2001
George A. Akerlof, A. Michael Spence and Joseph E. Stiglitz
”For their analyses of markets with asymmetric information.”
2000
James J. Heckman
”For his development of theory and methods For analyzing selective samples.”
Daniel L. McFadden
”For his development of theory and methods for analyzing discrete choice.”
2001
George A. Akerlof, A. Michael Spence and Joseph E. Stiglitz
”For their analyses of markets with asymmetric information.”
2000
James J. Heckman
”For his development of theory and methods For analyzing selective samples.”
Daniel L. McFadden
”For his development of theory and methods for analyzing discrete choice.”
1999
Robert A. Mundell
”For his analysis of monetary and fiscal policy under different exchange-rate regimes and his analysis of optimum currency areas.”
1998
Amartya Sen
”For his contributions to welfare economics.”
1997
Robert C. Merton and Myron S. Scholes
”For a new method to determine the value of derivatives.”
1996
James A. Mirrlees and William Vickrey
”For their fundamental contributions to the economic theory of incentives under asymmetric information.”
1995
Robert E. Lucas Jr.
”For having developed and applied the hypothesis of rational expectations, and thereby having transformed macroeconomic analysis and deepened our understanding of economic policy.”
1994
John C. Harsanyi, John F. Nash Jr. and Reinhard Selten
”For their pioneering analysis of equilibria in the theory of noncooperative games.”
1993
Robert W. Fogel and Douglass C. North
”For having renewed research in economic history by applying economic theory and quantitative methods in order to explain economic and institutional change.”
1992
Gary S. Becker
”For having extended the domain of microeconomic analysis to a wide range of human behavior and interaction, including nonmarket behavior.”
1991
Ronald H. Coase
”For his discovery and clarification of the significance of transaction costs and property rights for the institutional structure and functioning of the economy.”
1990
Harry M. Markowitz, Merton H. Miller and William F. Sharpe
”For their pioneering work in the theory of financial economics.”
1989
Trygve Haavelmo
”For his clarification of the probability theory foundations of econometrics and his analyses of simultaneous economic structures.”
1988
Maurice Allais
”For his pioneering contributions to the theory of markets and efficient utilization of resources.”
1987
Robert M. Solow
”For his contributions to the theory of economic growth.”
1986
James M. Buchanan Jr.
”For his development of the contractual and constitutional bases for the theory of economic and political decision making.”
1985
Franco Modigliani
”For his pioneering analyses of saving and of financial markets.”
1984
Richard Stone
”For having made fundamental contributions to the development of systems of national accounts and hence greatly improved the basis for empirical economic analysis.”
1983
Gérard Debreu
”For having incorporated new analytical methods into economic theory and for his rigorous reformulation of the theory of general equilibrium.”
1982
George J. Stigler
”For his seminal studies of industrial structures, functioning of markets, and causes and effects of public regulation.”
1981
James Tobin
”For his analysis of financial markets and their relations to expenditure decisions, employment, production and prices.”
1980
Lawrence R. Klein
”For the creation of econometric models and the application to the analysis of economic fluctuations and economic policies.”
1979
Theodore W. Schultz and Sir W. Arthur Lewis
”For their pioneering research into economic development research with particular consideration of the problems of developing countries.”
1978
Herbert A. Simon
”For his pioneering research into the decision-making process within economic organizations.”
1977
Bertil Ohlin and James E. Meade
”For their pathbreaking contribution to the theory of international trade and international capital movements.”
1976
Milton Friedman
”For his achievements in the fields of consumption analysis, monetary history and theory, and for his demonstration of the complexity of stabilization policy.”
1975
Leonid V. Kantorovich and Tjalling C. Koopmans
”For their contributions to the theory of optimum allocation of resources.”
1974
Gunnar Myrdal and Friedrich August von Hayek
”For their pioneering work in the theory of money and economic fluctuations and for their penetrating analysis of the interdependence of economic, social and institutional phenomena.”
1973
Wassily Leontief
”For the development of the input-output method and for its application to important economic problems.”
1972
John R. Hicks and Kenneth J. Arrow
”For their pioneering contributions to general economic equilibrium theory and welfare theory.”
1971
Simon Kuznets
”For his empirically founded interpretation of economic growth, which has led to new and deepened insight into the economic and social structure and process of development.”
1970
Paul A. Samuelson
”For the scientific work through which he has developed static and dynamic economic theory and actively contributed to raising the level of analysis in economic science.”
1969
Ragnar Frisch and Jan Tinbergen
”For having developed and applied dynamic models for the analysis of economic processes.”
(Trich New York Times Oct 13, 2015)
ThíchThích