Tiếp theo kỳ trước, đứng tựa vào lan can cây cầu gỗ, tôi vừa hóng mát vừa quan sát sinh hoạt của mấy con bạch diệc (egret). Thật ra egret và heron (diệc) cũng gần như là một, sự phân biệt giữa chúng khá mơ hồ, dựa theo vẻ bề ngoài hơn là theo sinh vật học.
Chữ “egret” bắt nguồn từ chữ tiếng Pháp “aigrette,” có nghĩa là “silver heron,” tức diệc bạc, nói đến những sợi lông như sợi chỉ đổ xuống từ lưng con egret, thường thấy trong mùa chim diệc sinh nở.

Có một lúc con egret này đứng yên thật lâu nhìn chằm xuống nước, như thể đang rình mồi.

..và quả đúng như tôi dự đoán, nó chợt mổ nhanh xuống nước.

.. rồi ngước lên với một con mồi trong mỏ.
Vào thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ 20, một số chủng loại egret bị liệt vào hạng có nguy cơ bị tuyệt chủng vì bị săn một cách đại qui mô. Thợ làm nón ở châu Âu và châu Mỹ lúc bấy giờ do có nhu cầu về lông của egret quá lớn khiến chúng bị săn tìm trên khắp thế giới.

Kiên nhẫn là mẹ thành công, tôi chờ và may mắn chộp một tấm ngoạn mục khi nó bắt được con mồi khác.

Bách phát bách trúng, con mồi hết đường thoát!

..và bây giờ chỉ việc nhâm nhi thôi!
Trong lúc quan sát sinh hoạt của con diệc, tôi cũng không ngừng nghe những tiếng kêu quang quác của mấy con nhạn biển (least tern) bay lượn tới lui trên đầu. Có khi chúng bất chợt xà xuống nước khi trông thấy con mồi.

Least tern chỉ dài từ 22-24 cm, với sải cánh dài 50 cm, và nặng 39-52 g.

Phía trên khá đồng đều màu xám nhạt, và phần dưới màu trắng. Đầu màu trắng, với một chỏm đầu màu đen và dòng kẻ qua mắt đến các chân mỏ, và trán một mảng nhỏ màu trắng trên mỏ.

Mỏ có màu vàng với một chấm nhỏ màu đen vào mùa hè, tất cả đều thành màu đen vào mùa đông. Chân hơi vàng. Cánh chủ yếu là màu xám nhạt

Least tern là loài chim thiên di, chúng trú mùa Đông ở Trung Mỹ, vùng Caribbean và miền bắc Nam Mỹ.

Con này màu sắc ở nửa phần trước không giống các con khác, không rõ nó có thuộc loại least tern không?
(Còn tiếp)
Quá tuyệt!
ThíchThích
Cám ơn B8.
ThíchThích
Ảnh chụp những con egret ( có phải là một loại cò trắng ? ) săn mồi đẹp quá !
ThíchThích
Cám ơn Nguyệt, trong từ điển Việt Nam, người ta gọi con này là con diệc. Ở VN cũng thấy xuất hiện đầy ở các vùng ruộng lúa, không rõ chúng có cùng loại không. Thậm chí nghe người ta gọi cò và vạc nhưng cũng không rõ chúng khác nhau như thế nào.
ThíchThích